Trong 2 năm qua, kênh bancassurance đã trở thành một trong những kênh phân phối chính của các doanh nghiệp bảo hiểm. Với lượng khách hàng lớn giao dịch tại ngân hàng, đây chính là miếng bánh ngon để các doanh nghiệp bảo hiểm tận dụng khai thác triệt để.
Đã có những cái bắt tay độc quyền phân phối sản phẩm giữa nhà Bảo hiểm với các ngân hàng, các nhân viên ngân hàng có thêm một chỉ tiêu KPI mới đó là doanh số bảo hiểm. Tính đến hết năm 2019, doanh thu phí bảo hiểm mới đến từ bancassurance chiếm hơn 30%/tổng doanh thu phí bảo hiểm mới của khối nhân thọ, chính vì thế mà kênh đại lý cũng trở nên phần nào khó khăn khi tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng.
Có thể nói, Bancas và kênh đại lý chính là hai trường phái đối lập, sử dụng những ngôn từ dễ gây hiểu lầm cho khách hàng về ngành bảo hiểm. Bỏ qua những “kĩ năng tư vấn” và “kỹ năng chốt hợp đồng” mà mỗi kênh phân phối đã áp dụng, ở đây, Ad chỉ muốn phân tích một số điểm mấu chốt cơ bản để khách hàng so sánh được, nên mua bảo hiểm qua kênh là tốt nhất!!!
Thứ nhất: Khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm qua Ngân hàng hay Đại lý thì đều sẽ được nhà Bảo hiểm đảm bảo quyền lợi như đã ký kết trên hợp đồng.
Điều đó có nghĩa rằng, nếu khách hàng xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc đáo hạn…thì cuối cùng người trả tiền sẽ là Công ty bảo hiểm chứ không phải Ngân hàng hay đại lý đứng ra thanh toán!
Thứ hai: Mua qua Ngân hàng thì dù đi đến ngân hàng nào cùng hệ thống cũng sẽ được hỗ trợ chăm sóc hợp đồng, ngoài ra thì còn được hỗ trợ chăm sóc tại tất cả các văn phòng Tổng đại lý, văn phòng chi nhánh của chính doanh nghiệp bảo hiểm đó. Nếu ngân hàng có thay đổi hợp tác với nhà bảo hiểm khác, thì hợp đồng của khách hàng sẽ được chuyển nhượng đến một đại lý khác của doanh nghiệp đó chăm sóc cho thời hạn còn lại của hợp đồng, mà quyền lợi không thay đổi. Mua qua kênh đại lý, khách hàng có thể được hỗ trợ giao dịch tại tất cả các văn phòng chi nhánh, văn phòng Tổng đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm trong cùng hệ thống. Nếu đại lý cũ nghỉ việc thì hợp đồng cũng sẽ được chuyển nhượng sang một đại lý mới để chăm sóc.
Nhiều khách hàng không biết, chỉ tìm đại lý cũ không được mà cho rằng hợp đồng mình bị bỏ rơi thì sẽ không ai hỗ trợ. Nếu rơi vào trường hợp đó, Hãy tìm đến bất cứ văn phòng nào hoặc liên hệ tổng đài bạn nhé!
Dù mua qua kênh nào thì cũng không sợ bị bỏ rơi, không biết tìm đại lý ở đâu để được hỗ trợ. Khách hàng có quyền yêu cầu thay đổi, chỉ định đại lý chăm sóc hợp đồng cho mình!!!
Thứ ba: Mua qua kênh ngân hàng thì không chỉ có mỗi nhân viên ngân hàng tư vấn, tại mỗi ngân hàng đều có cán bộ chuyên viên bảo hiểm, có kinh nghiệm, trình độ để tư vấn hỗ trợ khách hàng. Khách hàng nếu đã có nhu cầu tham gia tại ngân hàng, nên yêu cầu được chính chuyên viên bảo hiểm tư vấn trực tiếp thay vì chỉ nghe mỗi nhân viên ngân hàng.
Công bằng để nói, kênh đại lý nghe có vẻ chuyên môn hóa hơn, nhưng đại lý bảo hiểm hiện nay về trình độ nghiệp vụ cũng khá nan giải. Thực tế cho thấy, ngay cả những người có nhiều năm kinh nghiệm, khoác lên mình danh hiệu này danh hiệu kia nhưng chưa chắc chuyên môn nghiệp vụ đã bằng được những đại lý vô danh. Vậy nên, không thể nói kênh ngân hàng không có chuyên môn, còn kênh đại lý thì có!
Tóm lại, vấn đề không nằm ở việc bạn muốn lựa chọn kênh phân phối nào, mà nằm ở chỗ bạn lựa chọn ai tư vấn cho mình!
Bạn biết đấy, không thể nào giao phó đứa con cưng của bạn cho một ngôi trường mà bạn không biết họ sẽ giáo dục con cái bạn ra sao, bạn phải dành thời gian và công sức để tìm hiểu trước khi quyết định chọn trường và lớp cho con đúng không?
Và để có thể quyết định được ai sẽ là người chăm sóc bộ hợp đồng của mình, bạn cũng nên tự trang bị kiến thức về bảo hiểm để đi đến quyết định sáng suốt. Và hãy truy cập Website Vbaohiem.vn nếu như bạn đang cần một địa chỉ để tìm hiểu về kiến thức cũng như so sánh quyền lợi bảo hiểm.